Những điều bạn cần biết về Thi chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Ai cần phải có chứng chỉ này? Có bắt buộc hay không? Làm thế nào để có chứng chỉ này? … Là những điều sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây

Đầu tiên

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng (CCHNXD) là văn bản tóm tắt ngắn gọn những đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền như Cục quản lý xây dựng hoặc Sở xây dựng dành cho các cá nhân có đủ điều kiện, năng lực và quyền hạn tham gia vào các quá trình hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Thi chứng chỉ hành nghề xây dựng
Mẫu chứng chỉ hành nghề xây dựng

Có thể hiểu đơn giản, mẫu chứng chỉ này như một tấm bằng khen, một tấm vé thông hành cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực xây dựng

Các loại Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Các CCHGXD được xếp theo hạng và loại

Có 3 hạng:

– Chứng chỉ hành nghề hạng I: Loại này dành cho những cá nhân có trình độ đại học trở lên. Những người đã có kinh nghiệm tham gia vào công việc phù hợp với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
– Chứng chỉ hạng II: Loại này sẽ được cấp cho các cá nhân có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Hơn nữa, họ phải có kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 5 năm trở lên.
– Chứng chỉ hạng III: Chứng chỉ này cấp cho những người có trình độ chuyên môn thích hợp. Cùng với đó là kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 3 năm trở lên.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng

Và có nhiều loại

Chứng chỉ dành cho các cá nhân làm nghề thiết kế bao gồm: quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, kết cấu, nội ngoại thất, cơ điện, mạng thông tin.
Chứng chỉ dành cho những ai làm công việc giám sát giao thông, hạ tầng, thủy lợi, cơ điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát, lắp đặt.
Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
Chứng chỉ hành nghề kiểm định
Chứng chỉ hàng nghề định giá

Chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Những cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng thì cần phải đáp ứng đầy đủ 2 yêu cầu cơ bản sau đây:

Điều kiện chung đối với các cá nhân

+ Phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định. Đồng thời phải có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với trường hợp là người nước ngoài và người Việt định cư ở nước ngoài.

+ Phải có trình độ đại học đúng chuyên ngành. Kinh nghiệm tham gia công việc đúng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của loại chứng chỉ.

Điều kiện riêng trong từng mảng

Đối với những ai đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng: cần có ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 02 công trình từ cấp I hoặc 3 công trình từ cấp II trở lên

Đối với cá nhân đã làm giám sát thiết kế: cần có ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng phế duyệt hoặc 2 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Đối với cá nhân đã làm thẩm tra thiết kế: có ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 2 công trình từ cấp II trở lên.

Đối với các đối tượng làm công việc chỉ huy trưởng hay giám sát trưởng: cần ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Đối với những ai làm nghề định giá xây dựng với công việc như quản lý chi phí đầu tư: cần có kinh nghiệm làm ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 1 công trình từ cấp I hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên.

Đối với những cá nhân làm công việc quản lý dự án cụ thể là vị trí giám đốc: phải có kinh nghiệm tham gia ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CĐ
  2. Văn bằng do cơ sở đào tạo cấp. (Nếu đó là văn bằng do cơ sở ở nước ngoài cấp thì cần phải được hợp pháp hóa theo quy định và được dịch sang tiếng việt có chứng thực rõ ràng)
  3. 2 tấm ảnh 4×6 cm nền màu trắng thời hạn dưới 6 tháng.
  4. Quyết định phân công nhiệm vụ của cá nhân trong tổ chức được xác nhận theo quy định. (Nếu cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng ký kết và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện theo cam kết)
  5. Tờ khai đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ theo mẫu Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
  6. Kết quả của quá trình sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản kể trên, mỗi người có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuyển phát đến địa chỉ của Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đơn vị chịu trách nhiệm sẽ xử lý hồ sơ và thông tin lại khi có kết quả.

Hướng dẫn Tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng

Tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng
Truy cập vào đường link: https://www.nangluchdxd.gov.vn/Canhan
  • Bước 2: Điền Mã số chứng chỉ và mã xác nhận, sau đó ấn tìm kiếm
hướng dẫn tra cứu chứng chỉ hành nghề xây dựng
Điền mã số ghi trên chứng chỉ hành nghề
  • Bước 3: Hệ thống sẽ hiện thị các thông tin cơ bản của cá nhân.
tra cứu mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bước 4: Bấm vào Chi tiết để xem đầy đủ các thông tin cá nhân & lĩnh vực hoạt động xây dựng được cấp, cũng như cấp độ chứng chỉ hành nghề được cấp.tra cứu mã số chứng chỉ hành nghề cá nhân

Vậy là tụi mình vừa chia sẻ một vài thông tin cơ bản về việc luyện Thi chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng là thông tin này hữu ích. Chúc bạn thành công!

Đăng vào HSE

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD