Nghề: Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng là người phụ trách tư vấn, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng. Họ có trách nhiệm đảm bảo các công trình hoàn thành theo đúng tiến độ, đúng bản vẽ thiết kế.

Kỹ sư xây dựng

Để trở thành một kỹ sư xây dựng, bạn cần phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học có chuyên ngành này với thời gian đào tạo từ 4 – 5 năm. Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, sau khi ra trường, kỹ sư xây dựng cần có thời gian thực tập và có chứng chỉ hành nghề mới được đảm nhận các công trình xây dựng.

https://www.youtube.com/watch?v=jWjR0SAZC64

Mức lương trung bình của kỹ sư xây dựng hiện nay

Mới ra trường

  • Công trình nhà cao tầng lớn, áp lực công việc chưa cao. Công việc hằng ngày: bóc khối lượng, đo đạc, nghiệm thu… => Mức lương sẽ dao động khoảng 7-9 triệu/ tháng.
  • Công trình nhà xưởng, áp lực hơn một chút, phải làm việc ngoài nắng nhiều => Lương dao động khoảng 8 – 10 triệu/ tháng.
  • Công ty xây dựng tư nhân vừa & nhỏ, chuyên xây dựng biệt thự, nhà ở. Công việc hằng ngày: thiết kế, giám sát công trình, chạy vật tư, chấm công công nhân… Cái này thì ít chịu áp lực về mặt tiến độ nhưng cần phải biết những thứ lặt vặt => Lương dao động khoảng 7 – 8 triệu/ tháng.
  • Khi bạn được nhận vào các công ty lớn với công việc thiết kế kết cấu thì mức lương cao hơn tùy theo trình độ. Nếu bạn có ngoại ngữ tốt có thể nhận được mức lương 800 – 1000 USD/ tháng.
Lương Kỹ sư xây dựng
Lương Kỹ sư xây dựng có ngoại ngữ rất cao

Kinh nghiệm 3-5 năm

  • Giám sát công trình => Mức lương sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng.
  • Quản lý ở những công trình lớn sẽ ít phải đi hiện trường thi công. Công việc này sẽ phải chịu áp lực khá cao, làm không kể thời gian: họp bàn về thiết kế, lên kế hoạch thi công, quản lý nhà thầu phụ… => Mức lương trên 17 triệu/ tháng
  • Quản lý công trình cho một công ty nhỏ, ít công nhân thì công việc sẽ nhàn hạ hơn một chút => Lương tháng từ 9 – 12 triệu đồng.
Giày bảo hộ cho kỹ sư xây dựng
Xem ngay Giày bảo hộ chống đinh nhập khẩu cho Kỹ sư – Giám sát xây dựng

Kinh nghiệm >5 năm, quản lý, chỉ huy trưởng:

  • Chỉ huy trưởng công trình công ty lớn, áp lực cực cao nhưng mức thu nhập cũng vô cùng hấp dẫn. Ngoài mức lương hàng chục triệu, chỉ huy trưởng còn nhận được khoản hoa hồng từ các nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư…
  • Chủ trì thiết kế thì công việc khá ổn định, lương cao, mức lương sẽ tăng theo khả năng và được chia lợi nhuận theo dự án.
  • Nếu bạn mở công ty “một thành viên” về xây dựng và thiết kế thì mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào những dự án nhận được, chủ yếu là các công trình biệt thự, nhà phố, quán xá… Để làm được điều này thì bạn cần có vốn và có nhiều mối quan hệ xã hội…

Việc làm xây dựng

Ngoài việc apply trực tiếp vào các công ty xây dựng uy tín hoặc được giới thiệu từ người thân, bạn bè bạn cũng có thể tìm các mẩu tin tuyển dụng trên Internet. Gợi ý các trang web đăng thông tin Tuyển kỹ sư xây dựng uy tín:

Kỹ sư xây dựng mới ra trường cần trang bị gì?

Ngoài các kiến thức chuyên môn được học qua 4-5 năm đại học, các tân kỹ sư mới ra trường cần trang bị cho mình tâm lý sẵn sàng và sức khỏe tốt. Đây là 1 bài viết của TS Nguyễn Văn Tuấn (Nghành KTCN Công trình XD DD&CN) về những thứ mà dân “xi măng cát sỏi” cần có khi dấn thân vào nghề:

 

Phải biết nhậu

Kỹ sư xâu dựng phải biết nhậu. Nghĩa là phải uống được, phải biết được điểm dừng, phải kiểm soát được bản thân. Hầu hết các chữ ký được thực hiện trên bàn nhậu, nên chỉ cần anh thể hiện sai phong độ thôi là đã có thể kéo theo những sai lầm đáng tiếc rồi. Nếu anh không biết nhậu, chẳng ai phạt được anh, chẳng ai bắt được anh, nhưng chắc chắn anh sẽ gặp khó khăn hơn những người biết cầm ly “1,2,3 Dzô” một cách vui vẻ!

Phải biết chửi

Nói một cách nghiêm túc đấy. Kỹ sư xây dựng phải biết chửi, chửi làm sao cho nó sợ, nó phục mà nó không thù dai. Chửi sao cho nó phải nghe mình mà không ấm ức. Chửi sao cho sau khi chửi vẫn kéo nhau đi nhậu được. Chửi sao cho nó chửi lại mình mà 2 thằng ko ghét nhau. Cả một nghệ thuật đấy. Phải biết tung hứng, biết mềm cứng đúng lúc, phải biết tạo kịch bản win- win vào phút cuối. Ấy mới là biết chửi. Với dân suốt ngày bê tông sỏi đá bản vẽ này không có dùng từ ngon ngọt dịu dàng được, phải đao búa mới chịu, mới khoái

Phải biết quan hệ

Ngành nào cũng cần, nhưng xây dựng thì đặc biệt cần. Anh sẽ không bao giờ tồn tại nổi nếu anh không có bạn bè, không có đồng nghiệp. Kỹ sư xây dựng phải biết làm việc nhóm. Anh phải biết ngẩng đầu lên để học hỏi các bậc tiền bối. Anh phải cúi xuống để giúp đỡ đàn em. Anh phải biết bắt tay với các đồng nghiệp, đối tác để mở mang tầm hiểu biết. Cái nghề mà khó nhận định ai giỏi hơn ai này, anh biết càng nhiều thì công việc của anh càng được hỗ trợ nhiều. Nếu anh có cơ hội được tham gia một dự án từ lúc mới bắt đầu nhen nhóm đến khi kết thúc, anh sẽ hiểu tầm quan trọng của các “cánh tay phụ” của mình.

Phải biết chém gió

Lại nói về nói đông nói tây. Anh biết, nhưng anh không biết cách nói, không biết cách dẫn dắt diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì “cái miệng có gió” của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều, và như trên đã nói, đôi khi phải chửi nhiều.

Phải biết hưởng thụ

Làm việc trong môi trường áp lực như vậy, nếu kỹ sư xây dựng không biết hưởng thụ cuộc sống, anh sẽ khó có được trạng thái cân bằng. Đây cũng là vấn đề thường gặp của dân trong nghề: “Không cân bằng được công việc và cuộc sống”. Lâu lâu tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ đúng nghĩa với gia đình, học một môn nghệ thuật nào đó (nhiếp ảnh chẳng hạn). Cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều khi mình biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Phải biết từ chối

Cái này có lẽ sẽ đề cập đến một vấn đề nhạy cảm của nghề: rút ruột công trình, nhận bao thư lì xì… Nếu anh không biết nói lời từ chối, thì sẽ có những thứ khác chào đón anh: là phê bình, là trách nhiệm, là danh dự, thậm chí là nhà đá. Bản lĩnh của anh đến đâu, trong những tình huống cụ thể như vậy sẽ là một phép thử rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ cứ đúng luật, đúng lệ, đảm bảo an toàn thì cứ linh động xíu xíu chắc chẳng sao nhở, rập khuôn quá kẻo chẳng có ngày ổn định để rước nàng về dinh.

Phải biết nịnh

Cái này thì dùng thường xuyên nhé. Nịnh sếp, việc gấp sếp giãn tiến độ ra một chút, gấp quá bọn em thở không có nổi. Nịnh nhân viên với thợ chịu khó tăng ca một chút, dự án này quan trọng lắm, đừng để có sơ suất gì nha. Đặc biệt, hôm nay lên facebook thấy có anh bạn mới quen đăng xì tây tớt xin phép vợ cho anh đi “tiếp khách” nha, về muộn chút xíu đừng bỏ rơi ở ngoài cửa nha… Về vấn đề này, cùng với chuyện bằng cấp, tôi rất khoái một câu truyền miệng khá phổ biến của anh em chúng ta: “Bằng gì cũng chẳng vượt qua được bằng lòng”, hê hê. Nghe thì hơi chối tai, nhưng không phải là không có lý.

Phải biết kể khổ, biết than

Cái này song song với “nịnh kungfu”. Kỹ sư xây dựng dùng nó với nhiều đối tượng khác nhau. Thời điểm áp dụng: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn than thế nào, cái này phải phụ thuộc vào các bạn. Nói như các bạn trẻ bây giờ hay nói, “ăn mày tình cảm” nó cũng khó lắm, không phải ai làm cũng được đâu, cũng là cả một nghệ thuật đấy.

Và còn ti tỉ thứ khác nữa mà mình không liệt kê hết. Ai muốn đọc toàn bộ bài chia sẻ thì bấm vào link này nhé

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD