7 yếu tố nguy hiểm tại công trường

Trong thời đại công nghệ và cơ giới hóa hiện nay, máy móc tiên tiến đã thay thế một phần công việc nặng nhọc cho con người. Tuy nhiên công trình xây dựng luôn là nơi tiền ẩn nhiều nguy hiểm và bắt buộc phải tuân theo các quy định của Cục quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Sau đây là

7 yếu tố nguy hiểm tại công trình xây dựng

1. Trượt ngã

Trượt ngã từ trên cao chiếm đến 1/3 tổng số tai nạn tại công trình. Nguyên nhân phổ biến có thể do giàn giáo lắp không chính xác, lỗ hổng trên sàn nhà hoặc sàn trơn trượt… Quy định bắt buộc phải giám sát và kiểm tra thường xuyên giàn giáo và các lỗ hổng tại công trình. Ngoài ra, người lao động nên sử dụng giày bảo hộ có phần đế chống trượt tốt, hạn chế tối đa khả năng té ngã do đi trên mặt sàn trơn, ướt.

2. Vật rơi từ trên cao

Công trình xây dựng cũng đòi hỏi phải được rào chắn cẩn thận để tránh các vật thể rơi từ cần cẩu hoặc mặt bằng xây dựng bên trên xuống gây thương tích. Ngoài ra, trang bị nón bảo hộ cũng giúp phát huy tác dụng bảo vệ người lao động.

3. Tai nạn về điện

Đối với người thợ thi công và lắp ráp hệ thống điện cho công trình, nguy cơ bị điện giật do đường dẫn hoặc thiết bị điện rò rỉ. Để tránh tai nạn đáng tiếc này, người thợ phải trang bị cho mình những vật dụng bảo hộ như găng tay và giày bảo hộ cách điện chẳng hạn.

4. Tai nạn do vật nhọn sắc gây ra

Bị vật nhọn đâm vào chân khi di chuyển cũng là một trong những tai nạn thường gặp trên công trình. Vì vậy, bất kỳ người thợ xây nào cũng cần trang bị một đôi giày bảo hộ có đế chống đâm xuyên (thường làm bằng Thép hoặc Kevlar). Qua đó cũng thấy vai trò quan trọng và sự cần thiết của một đôi giày bảo hộ khi tham gia lao động.

5. Tai nạn do hóa chất

Công trường xây dựng cũng là nơi hiện diện nhiều loại cát đất, hóa chất nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn lao động, chúng ta bắt buộc phải tuân thủ đúng các biện pháp bảo vệ như mang mặt nạ & găng tay chống hóa chất, đi ủng bảo hộ…

6. Tai nạn do làm việc không đúng tư thế

Tuy không nhìn thấy ngay nhưng thao tác không đúng tư thế cũng là nguyên nhân chính gây ra các nguy cơ thiếu an toàn, gây hại cho cột sống và cả cơ thể. Hãy đảm bảo bạn luôn làm việc đúng tư thế để giảm thiểu các nguy cơ này nhé.

7. Tai nạn do máy móc gây ra

Ngoài các nguyên nhân bên trên thì các loại máy móc, thiết bị cũng có thể là tác nhân gây chấn thương khi chúng bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bất cẩn khi vận hành. Để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta nên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thường xuyên, đảm bảo chúng luôn trong tình trạng sử dụng tốt nhất!

Giày bảo hộ lao động bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gì

Chấn thương đến từ đôi chân có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà chỉ những người thực sự làm trong ngành mới hiểu. Khi đó giày bảo hộ sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu bảo vệ người lao động khỏi những chấn thương từ các nguyên nhân sau:

1. Vật nặng rơi, rớt

Khi mang vác rất nặng hoặc làm việc trong môi trường mà đồng thời có nhiều người, phương tiện khác cũng đang hoạt động thì nguy cơ chân bị chấn thương khi bị vật nặng chẳng may rơi trúng là có khả năng. Lúc này, một đôi giày bảo hộ với mũi thép/ composte có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ giập ngón để phải tạm ngưng làm việc trong vài tuần

Mũi (toecap) của giày bảo hộ Rush bằng thép chịu lực đến 200J

2. Đinh, vật nhọn đâm xuyên

Khi làm việc, công nhân có thể vô tình giẫm lên một miếng ván chỏng chơ đinh hoặc đơn giản là một vật sắc nhọn nào đó như tôn, miếng sắt…. Lúc này thì những đôi giày đế mềm không thể bảo vệ chân bạn được. Một đôi giày với miếng lót chống đâm xuyên bằng thép hoặc vật liệu chống đâm xuyên cao cấp như Kevlar mới có khả năng bảo vệ

Giày bảo hộ chống đinh

3. Máy cắt, vật sắc

Máy móc sắc bén hoặc làm việc với các loại thiết bị chuyển động có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm. Ví dụ công nhân trong ngành công nghiệp khai thác gỗ đối mặt với nguy hiểm từ các loại cưa. Nếu cưa xích tiếp xúc với chân ai đó, kết quả thật khó hình dung. Những đôi giày bảo hộ với vật liệu da thật dày 2,2mm và mũi thép/composite có thể bảo vệ chân bạn ở một mức độ nào đó trong gang tấc.

4. Điện, tĩnh điện

Điện – tĩnh điện gây ra một loạt các rủi ro tại nơi làm việc. Người lao động làm việc trong môi trường giàu điện tích có thể đối mặt với những cú sốc điện tiềm  ẩn, có thể dẫn đến tia lửa điện trong một số môi trường nhất định.

Để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn điện, người ta mang giày dép không dẫn điện được làm từ da, cao su hoặc các vật liệu khác không dẫn điện. Ở một số môi trường giàu điện tích như nhà máy sản xuất gas, khí, linh kiện điện tử, những nơi mà tĩnh điện có thể gây nguy hiểm thì bắt buộc phải sử dụng giày chống tĩnh điện hoặc dẫn điện. Các tùy chọn này làm giảm lượng tĩnh tích lũy trên cơ thể, ngăn chặn tia lửa điện tĩnh.

Tìm hiểu thêm khi nào dùng giày chống tĩnh điện, khi nào dùng giày cách điện tại đây

Giày bảo hộ chống tĩnh điện

5. Trượt, té, ngã

Trượt, té, ngã luôn xảy ra và đây là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tai nạn lao động ở bất kì đơn vị nào. Để giảm thiểu điều này, các doanh nghiệp thực hiện các bước như vệ sinh và lắp đặt băng chống trượt sàn để giảm rủi ro. Bên cạnh đó, việc sử dụng giày dép thích hợp cũng có thể cung cấp sự bảo vệ giúp chống trượt hiệu quả.

Giày bảo hộ chống trượt cho ngành bếp

Giày bảo hộ cho ngành bếp có thể không yêu cầu mũi thép chống giập ngón nhưng bắt bộc phải chống trượt SRC

6. Mệt mỏi

Đối với những người phải đứng cả ngày, đặc biệt là trên các bề mặt cứng như bê tông, mệt mỏi có thể trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Cơ bắp ở bàn chân cũng như chân, lưng và các bộ phận khác của cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, và tình hình có thể chuyển biến rất xấu nếu nhân viên không mang giày dép phù hợp. Lúc này, một đôi giày thật êm với miếng lót chân Imfact Form bằng cao su Latex dày 9mm và đế giày đặc biệt thiết kế giảm sock Shock Asobtion của Safety Jogger có thể làm cho mọi người thoải mái hơn, giảm căng cơ, vì thế họ sẽ khỏe hơn, làm việc sẽ nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Giày bảo hộ êm cho người đứng cả ngày

Miếng lót chân và đế giảm shock trong giày bảo hộ Jumper cho phép bạn đứng cả ngày mà không bị đau chân

7. Bỏng

Bỏng do hỏa hoạn có thể xảy ra tại nơi làm việc, nhưng cũng có thể do rò điện, hóa chất và thậm chí là từ các vật liệu làm việc thông thường như xi măng. Giày dép làm từ vật liệu bền như da thật có thể ngăn ngừa bỏng từ hóa chất bắn, bắn kim loại nóng chảy và các chất nguy hiểm khác có thể làm tổn thương chân.

Giày bảo hộ chống chịu nhiệt

8. Môi trường khắc nghiệt

Chúng ta đều biết rằng thời tiết lạnh có thể dẫn đến chấn thương như bị đóng băng và hạ thân nhiệt, và những nguy hiểm đó không nên bỏ qua ở nơi làm việc. Những người làm việc bên ngoài vào mùa đông hoặc trong phòng đông, phòng lạnh có nguy cơ này rất cao.

Chính vì thế một đôi giày với loại vật liệu sợi như Cosmo với khả năng rút ẩm, khô chân, đẩy khí lạnh ra ngoài sẽ giúp người lao động đảm bảo sức khỏe làm việc hiệu quả.

Giày bảo hộ chống nước tốt Safety Jogger Lava

Giày bảo hộ chống nước Safety Jogger Lava vớp tiêu chuẩn chống nước hoàn toàn Water Proof và lớp trong bằng sợi Cosmo phù hợp với ngành phòng lạnh/ thủy sản

Đăng vào HSE

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD