Ô nhiễm tiếng ồn và những tác hại thường bị bỏ qua

Chúng ta đang ở thời đại mà sự im lặng quý giá hơn bao giờ hết

Đầu tiên, ta phải hiểu thế nào là tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn

Định nghĩa

Tiếng ồn (noise) là những âm thanh không mong muốn gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập và nghỉ ngơi

Ô nhiễm tiếng ồn (Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật

Vậy thì ngưỡng khó chịu này ở đâu?

Tất nhiên, tùy theo mức độ nhạy cảm của mỗi người thì con số này sẽ có phần chênh lệch nhưng về cơ bản tiếng ồn cũng chỉ là âm thanh nên đơn vị đo độ ồn cũng tính là dB (decibel) âm thanh này phải nằm trong ngưỡng nghe được của con người. Tức là khoảng từ 0 đến 125 dB. Dưới 40 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Trên 130 dB bộ não sẽ gần như chết.

Một vài ví dụ về độ ồn

10-20 dB – Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh
30 dB – Thì thầm (trong phòng ngủ)
40 dB – Tiếng nói chuyện bình thường
50 dB – Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
55 dB -80 dB – Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi
80 dB – 85 dB – Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu
90 dB – 100 dB – phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
120dB – 140 dB – Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí

Càng ở xa nguồn tiếng động thì độ ồn giảm đi và giảm rất nhanh. Giữa lòng đường, tiếng ồn của xe cộ có thể là 80dB nhưng trên lề đường nơi người đi bộ chỉ còn khảng 60dB chẳng hạn.
Không có máy đo thì có thể một cách phỏng chừng, dựa trên khả năng phân biệt của tai người: tiếng động inh ỏi là cỡ 80 dB, nhức tai là khoảng 90dB. Trên nữa thì ta không chịu nổi và phản ứng tự bảo vệ tức thì là đưa tay bịt tai lại. Sống và làm việc nơi ồn lâu dần cũng “quen”, ta hết hay bớt thấy khó chịu nhưng hậu quả của tiếng ồn vẫn “âm thầm ghi” vào cơ thể ta

Cách đo độ ồn

Chỉ cần gõ Google cụm từ “đo độ ồn” trong vòng 0.51s là ra tới 3,870,000 kết quả. Nhìn chung thiết bị đo ồn có giá giao động cũng hơi rộng, từ 2-3 triệu cho tới 3-4 chục triệu cũng có.
Nhưng mình đo độ ồn phổ thông thôi thì có thể sử dụng app này (Hiện vẫn miễn phí và khá nhẹ chỉ có thôi nên tải ok nha)

Như mình đang ở trong một cửa hàng nằm sát mặt đường có một lớp kính chống ồn. Hiện độ ồn đo được là 65.3 Vậy là vẫn nằm trong khoảng chịu được, không cần đeo thiết bị hỗ trợ chống ồn.

Ứng dụng đo độ ồn

Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.

  • Dưới 80 dB, không cần thiết bị chống ồn. Ta có thể chịu đựng được. Nhưng trên 80 dB thì phải bắt đầu thận trọng chú ý đến mức nguy hiểm
  • Ở mức 90 dB, không mang bảo vệ, mỗi ngày sức ta chỉ chịu tối đa một giờ, nhiều hơn thì sẽ có thương tổn về tai (điếc chẳng hạn)
  • Nếu phải chịu 100dB thì mỗi ngày chỉ tối đa 15 phút, công nhân xây dựng phải mang thiết bị bảo vệ ở tai là thế.
  • Ở mức trên 105 dB thì mỗi ngày con người chỉ có thể chịu tối đa 5 phút, thương tổn sau đó (chẳng những về tai mà còn có thể thương tổn về não).

Các thương tổn thay đổi tùy theo độ ồn, khoảng cách giữa ta với nguồn ồn và thời gian chịu ồn. Nhiều thương tổn – về tai chẳng hạn – là những thương tổn vĩnh viễn, không tái tạo lại được. Chính vì vậy mà ta phải bảo vệ chứ đừng đợi đến khi tổn thương nhé.

Tác hại của tiếng ồn

VD: Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người.

Mức Decibel Nguồn tiêu biểu Phản ứng của con người
150

140

Tiếng nổ động cơ phản lực Ðiếc hoàn toàn
130 Giới hạn tối đa của tiếng nói
120 Tiếng nổ động cơ phản lực cách 200 ft
110 Discothegue

Kèn xe hơi cách 3ft

Máy đập kim loại

100 Tiếng nổ phản lực cơ cách 2000 ft

Súng nổ cách 0,5 ft

Rất có hại
90 Trạm xe ngầm New York

Xe tải nặng cách 50 ft

Hại thính giác (8 giờ)
80 Búa hơi cách 50 ft Có hại
70 Tiếng thắng xe lửa cách 50 ft

Lưu thông trên xa lộ cách 50ft

nghe điện thoại
60 Máy điều hoà không khí cách 20 ft Gây chú ý (Intrusive)
50

40

Lưu thông của xe hơi nhẹ cách 50 ft

Phòng khách

Phòng ngủ

Yên tĩnh
30 Thư viện

Tiếng thì thầm

Rất yên tĩnh
20 Phòng thu thanh
10

0

Tai cảm nhận được

Ngưỡng nghe được

Nguồn: Hội đồng Chất lượng môi trường Hoa Kỳ (1970) trong Dasmann (1984)

Cơ thể phản ứng với tiếng ồn lớn

Đầu tiên, âm thanh quá lớn làm giảm thính lực và làm hỏng các tế bào tiếp thụ âm thanh (auditory sensory cells) trong ốc tai (cochlea). Các tế bào này không thể tái tạo nên người nghe rất khó phục hồi thính giác.
Nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng xe giao thông đường bộ và tiếng ồn máy bay làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đặc biệt vào ban đêm. Ngoài ra, tiếng ồn còn khiến người nghe cảm thấy khó chịu, phiền toái, rối loạn và bị xâm phạm sự riêng tư, gây cản trở công việc.

Cơ thể con người vẫn có thể phản ứng với âm thanh trong khi ngủ. Tiếng ồn đột ngột làm người ta giật mình, mất ngủ.Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim và phản ứng của cơ thể. Về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Người già hoặc trẻ em dễ bị tác động bởi tiếng ồn hơn. Tuy nhiên, nhân viên làm việc theo ca hoặc người có sức khỏe kém cũng không ngoại lệ.

Những trạng thái này sẽ góp phần làm tăng mức độ căng thẳng, lo lắng, mất tập trung và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần. Cụ thể, cơ thể sẽ có các phản ứng sinh lý, như tăng tốc độ nhịp tim dẫn đến bệnh cao huyết áp. Điều này dẫn đến các nguy cơ liên quan đếm tim mạch như tăng nồng độ glucose trong máu, mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch (thu hẹp động mạch do chất béo lắng đọng) và cuối cùng là các biến cố nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Căng thẳng kéo dài

Ngoài ra, không chỉ tiếng ồn với âm lượng lớn là gây hại. Nhiều báo cáo gần đây cho thấy âm thanh dao động với tần số cao (ultrasound) tuy vượt quá ngưỡng nghe của tai người nhưng vẫn có tác động đến cơ thể. Nhiều địa phương nằm trong vùng phát ra âm thanh này. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng nhưng người dân vẫn không thể truy ra được nguồn phát ra âm thanh. Ở mức độ thấp, nó khiến người nghe cảm thấy bồn chồn và khó chịu. Nặng hơn, người nghe sẽ có các triệu chứng choáng váng, nhức đầu và buồn nôn.

Một tác hại khác của tiếng ồn là nó ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiếng ồn từ giao thông đường bộ có tác động xấu đến khả năng đọc hiểu và trí nhớ dài hạn của trẻ em. Tiếng ồn đột ngột hoặc phát ra thường xuyên khiến các em đọc hiểu và ghi nhớ kém hơn.

Có một điều chắc chắn là ô nhiễm tiếng ồn hiện đang ảnh hưởng đến rất nhiều người và là nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp làm giảm tiếng ồn bằng rào cản hoặc vật liệu cách âm. Hơn hết vẫn là ý thức của người dân, nên tránh tạo ra những tiếng ồn không cần thiết, làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Phòng ngừa – Hướng khắc phục

Các cơ quan có chức năng quản lý xã hội cần đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên đường phố (không cho lạm dụng còi xe; không cho các loại xe cũ nát, động cơ kêu to và xả nhiều khói được lưu hành); không cho dùng các loa phát thanh công suất lớn để thông tin trên đường phố; hạn chế những tiếng ồn phát ra từ các nhà hàng, vũ trường… nhất là về ban đêm…

Về phòng ngừa cho từng cá nhân, có thể đội mũ chống ồn khi làm việc ở các công trình xây dựng, ở sân bay hay khi đốn cây trong rừng.

Mỗi gia đình, không nên vặn TV to, không nghe nhạc mở to suốt ngày, điều chỉnh chuông điện thoại, tránh nơi ồn (vũ trường, karaoké, festival nhạc, hội chợ).

Đóng cửa nhà,  gắn thiết bị chống ồn cho nhà cửa ở các thành phố (tường và cửa kính cách ồn cũng như tường và cửa kính cách nhiệt chẳng hạn).

Đối với trường học, sân chơi ở trường rộng chừng nào tốt chừng ấy và không có lợp nóc – nếu không, cứ như đàn ong vỡ tổ, các em hò hét trong sân, biến nơi này thành một môi trường ô nhiểm bởi tiếng ồn và rốt cục, sau giờ chơi, các em mệt đuối, khả năng chú ý sẽ kém đi mà không hay!

Đăng vào HSE

Tác giả: Lan Nguyen

Biên tập viên đẹp gái tại BHTD