Tiêu chuẩn EN388, EN420, EN407: găng tay bảo hộ

Cách đo size găng tay bảo hộ

Dùng thước dây đo một vòng (màu đen) bàn tay từ ngón trỏ đến ngón út.

Hướng dẫn đo size găng tay

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thước dây để đo chính xác.

Nên bọn mình có thể đo gần đúng bằng thước thẳng. Đo bề rộng bàn tay (màu đỏ) từ ngón trỏ tới ngón út. Rồi quy đổi theo bảng dưới đây.

SIZE 8/M 9/L 10/XL
BỀ NGANG (CM) 8 – 9 9 – 10 10 – 11
  • Size găng quốc tế được đo theo hệ inch.
  • Size số 8, 9, 10 tương ứng với size chữ M, L, XL
  • Bảng size trên áp dụng hầu hết găng chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn EN420 : 2003

EN420 là tiêu chuẩn xác định các yêu cầu cơ bản cho các đôi găng tay bảo hộ lao động trong cách chế tạo, sự phù hợp với yêu cầu công việc, sự vừa vặn linh hoạt… Và quan trọng nhất chính bản thân đôi găng không phải là yếu tố gây hại cho người sử dụng, như gây dị ứng, chứa hóa chất độc hại chẳng hạn. Các đôi găng bảo hộ được quy định sản xuất với độ pH càng gần mức trung tính càng tốt, với găng tay da mức pH phù hợp nằm trong khoảng 3.5 đến 9.5.

Định mức tối đa cho phép của lượng Chromium trong găng là 3mg/kg (chromium VI).

Găng tay không được chứa các thành phần gây dị ứng, thường thì găng bảo hộ Safety Jogger đều phủ lớp Nitrile dày – Thành phần Nitrile cực kỳ an toàn và hoàn toàn không gây dị ứng cho người sử dụng.

Găng tay chống cắt
Xem thêm thông tin & đặt hàng

Tiêu chuẩn EN388 : 2003

Tiêu chuẩn châu Âu EN388

EN388 là các tiêu chuẩn bảo vệ người lao động khỏi những nguy hiểm về cơ học. EN388 kiểm tra khả năng bảo vệ của sản phẩm bảo hộ qua các bài test riêng biệt và thể hiện với 4 tiêu chí lần lượt.

Chống mài mòn (Abrasion)

Dựa trên số vòng quay (Cycle) chà xát đủ để mài rách chiếc găng tay. Lưu ý là chà xát bằng giấy nhám theo quy chuẩn và dưới một lực quy chuẩn. Chỉ số bảo vệ trên được chia bằng thang đo 4 cấp độ dựa vào số lượt mài cho đến khi làm rách được chiếc găng tay. Dĩ nhiên chỉ số này càng cao, tức là càng cần nhiều lần chà xát mới làm rách được chiếc găng thì găng tay càng tốt. Tham khảo thông số bên dưới.

Chống cắt (Blade cut)

Dựa trên số lần cắt cho đến khi cắt đứt rách được sản phẩm dưới tốc độ cố định. Chỉ số bảo vệ này được chia theo thang đo 5 cấp độ. Ví dụ, trong cuộc kiểm tra tiêu chuẩn chống cắt, Găng chống cắt Shield của Safety Jogger chịu được ít nhất 20 lát cắt trước khi rách và được xếp vào mức bảo vệ cấp độ 5 (Cấp độ cao nhất). Và cũng tương tự Abrasion, Chỉ số chống cắt càng cao, đôi tay bạn càng được bảo vệ an toàn. Tham khảo thông số bên dưới

Chống xé rách (Tear Resistance)

Dựa trên lực kéo tối đa cho đến khi xé rách được sản phẩm. Thang đo cho chỉ số chống xé rách gồm 4 cấp độ. Mức chịu lực tối đa cho thang đo này lên đến 75 N (Newton). Tham khảo thông số bên dưới nhé.

Chống đâm xuyên (Puncture Resistance)

Dựa trên lực đâm tối đa cho đến khi xuyên thủng được sản phẩm. Thang đo 4 cấp độ bảo vệ. Mức chịu lực cấp độ 4 lên đến 150N (Newton). Tham khảo thông số dưới đây.

Kiểm định Cấp độ bảo vệ
1 2 3 4 5
Chống mài mòn (Vòng)
100 500 2000 8000
Chống cắt (Lượt)
1,2 2,5 5 10 20
Chống xé rách (Newton)
10 25 50 75
Chống đâm xuyên (Newton)
20 60 100 150

Tham khảo thêm các chỉ số của tiêu chuẩn EN388 tại đây

Găng tay chống cắt chuẩn EN 388
Đặt mua các loại Găng tay chống cắt tại đây

Tiêu chuẩn EN 388 : 2016 sửa đổi

Tiêu chuẩn EN 388: 2016 sửa đổi đã được đưa ra, một phần để cải thiện phương pháp thử nghiệm khả năng chống cắt trong bảo vệ tay và cung cấp dữ liệu thử nghiệm cơ học được cải thiện cho người dùng cuối.
Khi chúng ta kết thúc giai đoạn chuyển tiếp đối với quy định mới về PPE (EU) 2016/425, chúng ta cùng xem cách hiểu các mức cắt mới đối với găng tay và ống tay áo cũng như các tác động rộng hơn đối với các chuyên gia sức khỏe và an toàn.

tiêu chuẩn EN 388 ở găng tay bảo hộ lao động

Trong tiêu chuẩn sửa đổi, găng tay bảo hộ cung cấp khả năng chống cắt ở mức độ cao hiện đã được thử nghiệm theo ISO 13997 để cải thiện độ chính xác của dữ liệu hiệu suất cắt, hiện được biểu thị bằng chữ A-F thay vì chữ số 1-5 như hình dưới đây.

tiêu chuẩn EN 388 mới có các cấp độ chống cắt như thế nào?

Tiêu chuẩn EN407:2004 trong găng tay chịu nhiệt

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và các phương pháp test để đảm bảo đôi găng tay bảo hộ có thể bảo vệ tay người lao động khỏi nhiệt/ lửa. Các con số được đưa ra bên dưới ký tự hình ảnh thể hiện hiệu suất bảo vệ của găng. Con số này càng cao thì bảo vệ càng tốt, càng nhiều và ngược lại

Tiêu chuẩn EN 407 ở găng tay cách nhiệt

1. Tính chất cháy của vật liệu

Thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng được đo trong thử nghiệm này.

Trong buồng test, găng tay được tiếp xúc với ngọn lửa trong ba giây. Thử nghiệm tương tự được thực hiện trong 10 giây. Thời gian sau khi đánh lửa (after-burn time) và thời gian phát sáng (after-glow time) được ghi lại và găng tay được kiểm tra xem có bất kỳ hư hỏng nào hoặc các đường nối lộ ra ngoài không.

2. Nhiệt tiếp xúc

Găng tay có thể tiếp xúc với nhiệt độ từ + 100°C đến + 500°C. Sau đó, nó được đo xem phải mất bao lâu để mặt trong của găng tay trở nên ấm hơn 10°C so với lúc ban đầu (khoảng 25°C độ). Găng tay phải chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C trong ít nhất 15 giây.

Găng tay chống cắt chịu nhiệt
Xem chi tiết & Đặt hàng

Các mẫu được đặt trên bốn đĩa được gia nhiệt từ 100°C đến 500°C, đo phần nhiệt độ bị tăng ở mặt đối diện của phần tiếp xúc với nguồn nhiệt. Găng tay cần chịu được ít nhất 15 giây cho đến khi nhiệt độ tăng tối đa 10°C để vượt qua ở một mức nhất định.

Các thử nghiệm có thể được thực hiện trên bất kỳ khu vực nào của găng tay (nếu được ghi rõ ràng trên bao bì). Nếu không ghi, chỉ số này được đo tại lòng bàn tay.

3. Nhiệt đối lưu

Ở đây, ngta đo thời gian cần thiết để tăng nhiệt độ bên trong của găng tay lên 24°C

Trong buồng test, các mẫu mu bàn tay và lòng bàn tay được tiếp xúc với nguồn nhiệt đối lưu. Mục tiêu là xác định thời gian cần thiết để tăng nhiệt độ bên trong của găng tay lên 24°C.

4. Bức xạ nhiệt

Thời gian trung bình được đo cho độ thấm nhiệt 2,5kW / m2.

Giống như thử nghiệm Khả năng chịu nhiệt đối lưu, mục tiêu là đánh giá thời gian cần thiết để nhiệt độ bên trong tăng lên 24°C khi tiếp xúc với nguồn nhiệt bức xạ

5. Kim loại nóng chảy văng bắn (vết nhỏ)

Thử nghiệm dựa trên số giọt kim loại nóng chảy tạo ra sự tăng nhiệt độ giữa vật liệu găng tay và da với 40°C.

Trong buồng test, hai mẫu lòng bàn tay và hai mu bàn tay được tiếp xúc với những giọt kim loại nóng chảy nhỏ (ví dụ Đồng). Hiệu suất bảo vệ dựa trên số lần nhỏ giọt cần thiết để tăng nhiệt độ thêm 40°C ở phía đối diện của mẫu.

6. Lượng lớn kim loại nóng chảy

Một màng PVC được gắn vào mặt sau của vật liệu găng tay. Sắt nóng chảy được đổ vào vật liệu. Phép đo đo xem cần bao nhiêu gam sắt nóng chảy để làm hỏng màng PVC.

Tham khảo thêm thông tin tại đây

Tác giả: Tiến

Chuyên viên tư vấn HSE tại baohotoandien.com + Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EN, ASTM, JIS + Hướng dẫn sơ cứu