Bảo hộ toàn diện 0

Kính chống bụi, chống UV


Hiển thị 1 đến 24 của 70 (3 trang)

Làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, vật cứng bay, ánh sáng mạnh, độ ẩm cao… có thể làm hại mắt, giảm thị lực. Ngoài ra, đôi mắt cũng vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương nếu không được bảo vệ đúng cách. Mang kính bảo hộ chống bụi, chống tia UV là phương án khả thi bảo vệ mắt chống chọi lại các tác nhân bên ngoài, đảm bảo an toàn cho mắt trong suốt quá trình làm việc.

Bảo Hộ Toàn Diện là nơi cung cấp các thương hiệu Kính bảo hộ chất lượng như EverestKing's KY3MSperianBlue Eagle, ..giúp bạn dễ dàng chọn lựa và mua sắm sản phẩm ưng ý nhất.



Kính bảo hộ là gì?

Kính bảo hộ là 1 loại thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được thiết kế để  bảo vệ mắt chống lại nhiều rủi ro như văng, va đập, các vật lạ, như các hạt bụi, chất lỏng ăn da, chất phóng xạ, phoi kim loại, hoặc lọc ánh sáng, lọc tia UV…. 

Kính bảo vệ mắt có thể chia làm 2 loại: mắt kính bảo hộ và tấm kính che mắt – mặt

Kính bảo hộ y tế là 1 loại kính bảo hộ được dùng nhiều trong lĩnh vực y tế, cho bệnh nhân mới mổ mắt, với thiết kế vuông, form kính rộng che phủ hết mắt và 2 bên thái dương, dùng chống bụi, chống tia UV.

Ví dụ: Kính EV105, Kính KY151


Kính chống bụi, kính chống tia UV nào tốt?

Tất cả kính bảo hộ đạt chuẩn đều chống tia UV, chống trầy xước, chống đọng hơi sương. Kính càng tốt thì càng lâu bị đục, độ chống trầy, chống đọng hơi sương càng xịn

Ngoài ra, kính bảo hộ tốt còn cần phải phù hợp với người mang nữa. Hợp ở đây là phải đảm bảo độ kín khít và thoải mái cho người đeo

- Độ kín khít

Chiều rộng kính có vừa vặn, khoảng cách giữa sống mũi có phù hợp. Form kính có ôm gọn khuôn mặt, có gây khó chịu, cấn/ hở chỗ nào khi đeo?

Kính càng ôm sát, càng kín khít thì độ chống bụi càng cao

- Độ thoải mái, thật mắt khi mang

Điều này có thể đo được bằng các chỉ số khúc xạ ánh sáng. Thường, kính bảo hộ nào đạt chuẩn EN 166 là đã được test qua vài bài kiểm tra nhằm đảm bảo này rằng nó đủ trong suốt, không làm méo mó/ biến dạng hình ảnh, và chỉ số phúc xạ không được vượt quá quy định

Tuy nhiên, độ nhạy cảm của mắt mỗi người mỗi khác, nên vẫn sẽ có trường hợp người mang kính vào bị khó chịu. Đó là lý do tụi mình luôn khuyến khích bạn đến tận nơi để thử và chọn ra cái PHÙ HỢP NHẤT  (chứ không phải cái đắt tiền nhất)

>> Đến cửa hàng gần nhất


Các tiêu chuẩn của kính bảo hộ


EN ISO 4007: 2018 (Đã thay thế thành EN 165: 2005): Bảo vệ mắt và mặt

EN 167: 2001: Mắt kính bảo hộ – Phương pháp kiểm tra quang học

EN 168: 2001: Phương pháp kiểm tra không quang học

EN 169: 2002: Bộ lọc hàn và các kỹ thuật liên quan

EN 170: 2002: Bộ lọc tia cực tím – Yêu cầu truyền và sử dụng được khuyến nghị

EN 171: 2002: Bộ lọc hồng ngoại – Yêu cầu truyền và sử dụng được khuyến nghị

EN 172: 1995: Bộ lọc Sunglare dùng trong công nghiệp

EN 175: 1997: Bảo vệ mắt và mặt trong quá trình hàn và các công việc tương tự

EN 379: 2003 + A1: 2009: Bộ lọc hàn tự động

EN 1731: 2006: Bảo vệ mắt và mặt lưới


Các thương hiệu kính chống tia UV tốt

Có rất nhiều thương hiệu làm kính bảo hộ chống tia UV, trong đó không thể không kể đến:

Hãng kính bảo hộ chống tia UV, chống bụi tốt

Xem ngay 99+ Kính bảo hộ, kính chống tia UV, kính chống bụi nhập khẩu cao cấp, giá mềm



Facebook Zalo 1 Zalo 2